Recent Posts

Thứ Bảy, 28 tháng 5, 2016

1 nhận xét

Nguồn gốc lịch sử nghệ thuật hát chầu văn.

Việc tìm hiểu nguồn gốc nghệ thuật cổ truyền nói chung, dân ca nói riêng được các nhà nghiên cứu căn cứ vào bí đá, sách vở, truyền thuyết dân gian... Bóc đi lớp vỏ huyền thoại hoang đường, truyền thuyết sẽ còn lại sự thật lịch sử có giá trị nhất định. Nam Định có nhiều danh nhân, truyền thuyết, lễ hội, di tích lịch sử văn hoá, đền, miếu, chùa, phủ - nơi nghệ thuật hát chầu văn hình thành và phát triển. Dân gian có câu: "Tháng tám giỗ cha, tháng ba giỗ mẹ” nói về Trần Hưng Đạo và Mẫu Liễu Hạnh - hai người trong Tứ bất tử (Chử Đồng Tử, Thánh Gióng, Trần Hưng đạo, Liễu Hạnh). Trần Hưng Đạo gắn liền với khu vực di tích và lễ hội Đền Trần - Chùa Tháp của thành phố Nam Định. Liễu Hạnh gắn liền với di tích và lễ hội Phủ Giày huyện Vụ Bản. Chính trong bối cảnh sinh hoạt văn hoá lễ hội của các nơi này hát chầu chầu văn ra đời.

1 nhận xét:

Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.

Best viewed on firefox 5+

Blogger templates

Blogger news

Blogroll

Copyright © Design by Dadang Herdiana