Recent Posts

Thứ Bảy, 28 tháng 5, 2016

0 nhận xét

Nghệ thuật hát chầu văn di sản văn hóa phi vật thể của Việt Nam

Hát Văn – hay Chầu Văn – là một loại hình nghệ thuật ca hát cổ truyền của Việt Nam, xuất xứ ở vùng đồng bằng Bắc Bộ. Thời kỳ hoàng kim của Chầu Văn là cuối thế kỉ 19 đầu thế kỉ 20 với hình thức lễ nhạc phục vụ nghi thức hầu đồng của tín ngưỡng Tứ Phủ. Ngoài ra hát Văn còn được dùng để ca ngợi các cụ tổ của dòng họ, ca ngợi đức thành hoàng làng, hay dâng Văn bản mệnh cho người cảm thấy mình có “căn cao, số nặng”. Với thể thơ thất ngôn, song thất lục bát, lục bát, hay nhất bát song thất, lời hát Văn được gọt giũa, trau chuốt qua nhiều thế hệ truyền khẩu nên rất súc tích, trang nghiêm và mang nhiều ý nghĩa trong đời sống tâm linh người Việt. Nội dung thường kể về cuộc đời của ông Tổ dòng họ, đức thành hoàng làng, những nhân thần có công với đất nước, hay là các Thánh Mẫu, Quan lớn, Chầu bà, Ông hoàng và các Cô, các Cậu trong tín ngưỡng Tứ Phủ. Gắn vào đó là những sự kiện lịch sử, những địa danh nổi tiếng cũng như những lời dạy bảo của các bậc thánh nhân với những người đang sống: “Đừng nên khẩu Phật tâm xà Đảo điên tráo trở Cô cho hoa lìa cành Bảo ngay ăn ở cho lành Chứ gieo tai giáng họa tành đình chẳng có lâu Nên người đi trước nhớ nhắc người đi sau Đừng gây chia rẽ để thêm sầu lòng cô” Hát văn có rất nhiều làn điệu và tiết tấu khác nhau đưa người nghe vào một trạng thái mông lung huyền ảo, mơ mơ, thực thực giao hòa giữa đời sống trần tục và thế giới thần linh. Với bốn hình thức thể hiện chính: Hát thờ được hát vào những ngày lễ tết, lễ thánh, lễ tổ. Hát nơi cửa đền được hát vào những ngày đầu xuân, ngày lễ hội tại các đền phủ. Các bản văn thường là về các vị thánh thờ tại đền, nhưng đôi khi chỉ là một bài văn khấn phục vụ khách hành hương đi lễ và cầu xin những điều tốt đẹp. “Con đi cầu lộc cầu tài. Cầu con cầu của gái trai đẹp lòng. Gia trung nước thuận một dòng. Thuyền xuôi một bến vợ chồng ấm êm. Độ cho cầu được ước nên. Đắc tài sai lộc ấm êm cửa nhà. Lộc gần cho chí lộc xa. Lộc tài lộc thọ lộc đà yên vui” Hát thi thường được tổ chức vào dịp tiệc thánh các bản đền hay những dịp có việc làng nhưng không theo định kỳ thống nhất – trước kia chỉ tổ chức tại hai trung tâm lớn là Hải Phòng và Hà Nội. Có thể nói hát thi là hình thức biểu diễn mang giá trị nghệ thuật âm nhạc cao nhất trong hát Văn. Mỗi cuộc thi hát thường qui tụ rất nhiều bậc tài danh, nhà nghề trong giới hát văn, trước là để thể hiện tài năng sau là để phục vụ cho nghề nghiệp của họ bởi “chứng chỉ và thương hiệu” có được trong cuộc thi. Hát hầu là hình thức biểu diễn phổ biến nhất trong hát Chầu Văn bởi sự tham gia dễ dàng, tính chất dễ đón nhận qua hệ thống các bản Văn chầu với âm nhạc và cách diễn xướng sôi động, cuốn hút. Qua đó các con nhang đệ tử có thể thỏa mãn được nhu cầu giao tiếp với thế giới thần linh để mong cầu được sự an bình, hạnh phúc trong cuộc sống. Mỗi một cuộc hầu đồng (vấn đồng) thường bao gồm nhiều giá đồng (một bản Văn ứng với một vị thánh). Cung văn (người hát) phối hợp nhịp nhàng với chân đồng(người nhập đồng hiển thánh), chân đồng kết hợp ngẫu hứng với đông đảo của người xem tạo lên sự hòa quện độc đáo giữa âm nhạc, nghệ thuật múa, nghệ thuật sân khấu trong suốt một giá đồng(thường có bốn phần chính: Mời thánh nhập, kể sự tích và công đức, xin thánh phù hộ và đưa tiễn). dung_cu_hat_chau_vanDụng cụ hát chầu văn Về mặt nhạc khí, giống như đàn Nhị là giữ vai trò chủ đạo trong hát Xẩm thì trong hát Văn đàn Chanh(đàn Kìm) là nhạc cụ chính không thể thiếu. Một dàn nhạc cơ bản cho hát Văn gồm đàn Nguyệt ( đàn kìm) , trống Ban ( trống con), Phách, Cảnh, Thanh La. Ngoài ra còn có thể sử dụng nhiều khạc cụ khác như: trống Cái, Sáo, đàn Thập Lục, Nhị, Kèn Tàu, Chuông, Mõ. Gần đây, bộ Văn Hóa – Thể Thao và Du Lịch đã chọn tỉnh Nam Định đại diện lập hồ sơ khoa học “Nghi lễ Chầu văn của người Việt ở Nam Định” đưa vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia, trình Chính phủ cho phép đề nghị UNESCO công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể nhân loại (theo báo Đại Đoàn Kết).

0 nhận xét:

Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.

Best viewed on firefox 5+

Blogger templates

Blogger news

Blogroll

Copyright © Design by Dadang Herdiana